Nghề làm gốm truyền thống của người M'nông được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày đăng: 06/03/2025 15:11
- Lượt xem: 143
- Thích
Ngày đăng: 06/03/2025 15:11
Ngày 10 tháng 12 năm 2024 nghề làm gốm truyền thống của người M'nông tại xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm vui lớn, là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng người M'nông nơi đây.
Khác với nhiều làng gốm khác, gốm của người M'nông ở Yang Tao được làm hoàn toàn thủ công, từ khâu chọn đất, nhào nặn đến nung đốt. Đất sét được lấy từ những thửa ruộng ven sông, sau đó được nhào nặn kỹ lưỡng bằng tay, không sử dụng bàn xoay. Các nghệ nhân khéo léo tạo hình sản phẩm bằng những dụng cụ thô sơ như que tre, vỏ sò, đá cuội...
Điểm đặc biệt của gốm M'nông là kỹ thuật nung lộ thiên. Những sản phẩm gốm sau khi phơi khô sẽ được xếp vào đống củi, đốt lửa và nung trong khoảng 3-4 giờ. Quá trình nung này tạo nên những sản phẩm gốm có màu sắc tự nhiên, độc đáo, mang đậm dấu ấn của đất trời Tây Nguyên.
Nghề làm gốm của người M'nông không chỉ là một nghề thủ công truyền thống mà còn là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng. Gốm được sử dụng trong các nghi lễ cúng thần linh, trong sinh hoạt hàng ngày và là vật phẩm trao đổi, mua bán.
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nghề làm gốm truyền thống của người M'nông tại xã Yang Tao, huyện Lắk qua bộ ảnh của NSNA Bùi Văn Cọ và NSNA Trần Thị Mùi.
Công đoạn nhào đất.
Công đoạn vuốt tạo hình hoàn toàn bằng tay.
Vẽ hoa văn lên bình gốm.
Chuẩn bị để nung.
Tất cả các công đoạn đều làm thủ công.
Nâng niu thành quả.
Giới thiệu sản phẩm với du khách nước ngoài.
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0