Tây Nguyên là mảnh đất đầy nắng và gió với những con đường đất đỏ ẩn hiện giữa màu xanh bao la của núi rừng hùng vĩ, trùng điệp. Là mái nhà của hơn 50 dân tộc anh em tạo nên nền văn hóa phong phú, đa dạng như một bức tranh tràn đầy màu sắc và cũng là cái nôi của những bản sử thi anh hùng tiếng danh vang vọng tứ phương. Sử thi đã xuất hiện từ rất lâu trước đây, vào khoảng thế kỷ XVI - khi xã hội Tây Nguyên có những thay đoi to lớn do các cuộc chiến tranh của các buôn làng. Qua đó có thể thấy sử thi đối với vùng đất Tây Nguyên nói chung và người dân các dân tộc nói riêng là vô cùng đặc biệt. Có thể nói đến các tác phẩm tiêu biểu của các dân tộc như: Lêng nghịch đá thần của Yang - sử thi Mnông, Giông làm nhà mồ- sử thi Ba Na, Bat con lươn ở suối Dak Huck - sử thi M’nông. Tất cả đều mang trong mình ý nghĩa quan trọng góp phần tạo nên những trang lịch sử hào hùng, khối tài sản tinh thần to lớn của dân tộc. Đối với người Êđê, sử thi là sản phẩm đích thực của nền văn minh nương rẫy, như một phần của cuộc sống của người dân, được đưa vào sách vở và cả những hoạt động sinh hoạt cua buôn làng. Trong tiếng Êđê sử thi hay còn gọi là Khan phản ánh quan niệm về vũ trụ với thế giới thần linh có ba tầng rõ rệt: tầng trời, tầng mặt đất và tầng dưới mặt đất- thế giới bình đẳng mà con người và thần linh gần gũi với nhau, ngoài ra cũng phản ánh được hình ảnh xã hội cổ đại của người Êđê. Sử thi thường được các già làng hát kể vào mỗi buổi tối sau một ngày dài mệt mỏi hay trong ngày diễn ra những nghi lễ như: lễ rước Kpan, lễ cưới, lễ bỏ mả… Sử thi của người Êđê thì rất nhiều nhưng có lẽ nổi bật là sử thi Đam Săn.
Theo nội dung sử thi, vì khát vọng muốn trở thành người tù trưởng hùng mạnh nhất, đâu đâu cũng phải khuất phục. Đăm Săn quyết định đi bắt nữ thần thần mặt trời về làm vợ bất chấp lời can ngăn, lời khuyên của người thân bạn bè. Trải qua bao gian nan nguy hiểm chàng đến được chỗ của nữ thần mặt trời nhưng bị nàng từ chối. Khong nghe lời can ngăn của nữ thần, chàng trở về và bị ngã gục giữa bùn đen.
Ảnh minh hoạ
Tất cả đã làm nổi bật hình ảnh của Đăm Săn là người anh hùng, tù trưởng đẹp một cách lý tưởng, người anh hùng văn hóa, người anh hùng trận mạc. Khát vọng của chàng thật lớn lao bởi chàng không bằng lòng với thực tại, đó là khát vọng chinh phục Nữ thần Mặt trời. Hành động phi thường và ý muốn có thể giãn nở tự nhiên nhưng tất cả đều thống nhất theo một mục đích vì lợi ích của bộ tộc. Phải chăng chính vì được sinh ra ở mảnh đất đầy nắng gió với thời tiết dù không khắc nghiệt nhưng cũng rất bất thường, khó đoán đã sinh ra những con người quả cảm, không sợ khó khăn, trở ngại để hoàn thành mục đích, khát vọng của chính mình. Như Nhà văn Niê Thanh Mai đã từng nói về hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số trong tác phẩm của mình- nơi gia đình theo chế độ mẫu hệ, con gái đi hỏi chồng, đi cưới chồng, con cái sinh ra theo họ mẹ. Nhưng trong cuộc sống họ cũng là những người đau đáu nỗi niềm, khát khao hạnh phúc. Giống như những người phụ nữ ở nhiều nơi, họ tìm kiếm hạnh phúc và miệt mài với những cuộc hành trình ấy không dễ dàng gì. Cô cũng đã nói lên tập tục chuê nuê trong xã hội người Êđê. Hành động đi bắt Nữ thần Mặt Trời của Đăm Săn – sự kết tinh toàn vẹn tính cách anh hùng trong sử thi Êđê; biểu tượng của anh hùng ca. Hành động ấy cũng thể hiện sự không đồng tình, phản đối tục lệ nối dây (chuê nuê, đi bắt vợ >< tập tục bắt chồng), muốn giàu mạnh hơn nữa, muốn sánh ngang thần thánh. Qua đó có thể thấy sử thi đã nói lên khát vọng của người anh hùng, muốn chinh phục khám phá và làm chủ thiên nhiên đầy bí ẩn. Còn đối với Nữ thần Mặt Trời, nàng mang nét đẹp diệu kỳ, vẻ đẹp của ánh sáng thánh thần. Từ Tây sang Đông, nữ thần mặt trời là người đep nhất, bắp chân nàng tròn, váy nàng đẹp tuyệt vời, nhấp nháy như chớp sáng. Tóc nàng chải bóng che xuống hai vai, đi đến đâu thì chỗ ấy sáng lên, dáng đi như chim diều bay, như chim phượng hoàng liệng, như nước chảy êm đem. Ngồi hay đứng cũng đẹp không ai so tày. Nàng là đứa con của trời đất, là nguồn sức mạnh, đi đến đâu gà sẽ chết hết, tê giác, trâu, bò, lừa, ngựa sẽ chết hết. Người Xiêm, người Miên cũng sẽ chết hết. Sẽ không co đất để làm nương rẫy. Cả người Êđê sẽ không còn nước uống, cây cối sẽ không còn ra trái.” Nữ thần mặt Trời có một vẻ đẹp tiềm ẩn, dịu dàng nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Thế nhưng Đam Săn muốn lấy nàng làm vơ không hoàn toàn vì vẻ đẹp siêu lòng ấy mà có lẽ còn vì nàng mang trong mình sứ mệnh thật cao cả, quyết định vận mệnh sống còn của muôn giới tự nhiên cũng như đời sống con người. Nữ thần Mặt Trời không chỉ là thể hiện quan niệm thẩm mĩ của người Tây Nguyên về cái đẹp mà còn là biểu tượng của mục tiêu khát vọng vươn tới chiếm lĩnh cái đẹp tuyệt đối – lý tưởng của người anh hùng Đăm Săn. Trong cuộc hành trình đi bắt nữ thần Mặt Trời của chàng Đăm Săn, không chỉ xuất hiện vẻ hoang sơ, hùng vĩ, đẹp đẽ đến nao lòng của núi rừng Tây Nguyên mà còn có sự xuất hiện của các nhân vật như Tăng Măng đại diện cho sự nhân hậu, hiền lành, chất phác của con người nhất là dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên - vẻ đẹp con người ấy là một vẻ đẹp trong sáng nhất; trong xã hội ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực như ngày nay thì các đức tính ấy thật đáng quý biết bao.
Văn học là thế, nó luôn sống mãi với con người, trường tồn với thời gian và luôn giữ những giá trị tinh hoa vốn có. Sử thi cũng không là ngoại lệ, nó mang đến cho người đọc, người nghe những giá trị đẹp đẽ của con người, sự hùng vĩ tráng lệ của thiên nhiên. Có lẽ sự dũng cảm của Đăm Săn đã là tiêu biểu cho câu nói của Mark Twain: “Lòng can đảm là chống lại nỗi sợ, kiểm soát nỗi sợ chứ không phải là vắng bóng nỗi sợ.” Vì vậy, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng em cần giữ gìn sự đẹp đẽ của văn chương và cố gắng để phát triển nền văn học Việt Nam trở thành kho tàng được nhiều người quốc tế biết đến hơn, hoặc ít nhất là cuốn băng ghi lại quá trình xây dựng nước nhà của toàn dân tộc Việt Nam ta.
Đặng Ánh Ngọc
Trại sinh Trại bổi dưỡng sáng tác Hương Rừng năm 2022
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0