Thông tin báo chí về chương trình “Cao nguyên gọi gió và lửa”
Ngày đăng: 19/02/2025 21:33
- Lượt xem: 145
- Thích
Ngày đăng: 19/02/2025 21:33
HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐẮK LẮK
THÔNG TIN BÁO CHÍ VỀ CHƯƠNG TRÌNH
CAO NGUYÊN GỌI GIÓ VÀ LỬA
Giới thiệu tác giả, tác phẩm Văn học nghệ thuật Đắk Lắk
và giao lưu với văn nghệ sĩ thành phố Hồ Chí Minh
MỤC ĐÍCH
Thiết thực chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, Giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025) hướng đến Kỷ niệm 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025),
Góp phần quảng bá tuyên truyền các sự kiện Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9/2025 của tỉnh Đắk Lắk, Hội VHNT Đắk Lắk phối hợp với Đường Sách TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình giới thiệu tác phẩm văn học nghệ thuật của văn nghệ sĩ Đắk Lắk với chủ đề Cao nguyên gọi gió và lửa
Đây là dịp Hội VHNT Đắk Lắk giới thiệu đến đông đảo công chúng TP Hồ Chí Minh và cả nước những tác phẩm âm nhạc, nhạc cụ và diễn tấu của văn nghệ sĩ Đắk Lắk ở nhiều chuyên ngành như văn nghệ dân gian, Văn học, Nhiếp ảnh, hội hoạ, sân khấu điện ảnh…thông qua đó, thông điệp gửi đến công chúng TP HCM về tình yêu của của văn nghệ sĩ Đắk Lắk khi nghiên cứu văn nghệ dân gian, sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật luôn gắn liền với văn hoá các dân tộc Tây Nguyên, tình yêu quê hương đất nước, vùng đất.
Đồng thời, chương trình Cao nguyên gọi gió và lửa cũng là lời mời chân tình của văn nghệ sĩ, của người dân Đắk Lắk gửi đến đông đảo công chúng đến tỉnh Đắk Lắk tham dự và hoà nhịp cùng người dân các dân tộc Đắk Lắk vui Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, năm 2025 vào dịp 10/3 đến 13/3/2025.
MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA TỈNH ĐẮK LẮK VỀ VĂN HOÁ, ẨM THỰC VÀ LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT
Đắk Lắk – Vùng đất huyền thoại, đậm đà bản sắc các dân tộc
Tỉnh Đắk Lắk ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, là nơi hội tụ của 49/54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa của các dân tộc trên vùng đất này đa dạng, nhiều sắc màu. Ngoài những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc bản địa như Ê-đê, M’nông, Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng, còn có sự hiện diện văn hóa của các dân tộc từ các tỉnh vùng Tây Bắc như Tày, Thái, Nùng, Mông, Dao, …
Từ hàng trăm năm qua, với đặc thù trùng điệp đồi núi, Đắk Lắk với không gian văn hoá phong phú và độc đáo như :âm nhạc đa dạng, mộc mạc mà hấp dẫn với nhạc cụ tre nứa, đàn đá, cồng chiêng cùng các loại hình văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng và kho tàng văn học, văn nghệ dân gian đặc sắc của 49 dân tộc đã tạo được vốn văn hóa đồ sộ, đa dạng và phong phú. Đặc biệt “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại;
Ẩm thực cũng là một yếu tố rất thu hút khách du lịch. Các món ăn truyền thống của các dân tộc đã được quảng bá khá hiện đại. Đối với các dân tộc như Ê đê, M’ Nông có cà đắng cá khô, rau rừng, canh bột lá jao, cá suối nướng thì đối với dân tộc Thái có xôi nếp cẩm, thịt trâu gác bếp,… Nhiều buôn làng đón khách, khách được chủ nhà hướng dẫn tự tay nấu món ăn, nếm và nướng cá, nướng gà. Điều này tạo nên sự thích thú nhất định.
Về di tích lịch sử, Đắk Lắk hiện có 41 di tích đã được xếp hạng, trong đó thế mạnh là các thắng cảnh hùng vĩ, mang đậm dấu ấn đại ngàn, những di tích lịch sử tái hiện những trang sử bi tráng và hào hùng của đồng bào các dân tộc Đắk Lắk qua các thời kỳ như Bảo tàng Đắk Lắk, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Khu căn cứ cách mạng H9- huyện Krông Bông… Song song bên cạnh đó, nhiều bảo tàng tư nhân đã được mở và thu hút được rất nhiều khách du lịch như Bảo tàng thế giới cà phê (Tập đoàn cà ohê Trung Nguyên) giới thiệu về cà phê chuyên sâu và tổ chức nhiều sự kiện quảng bá về cà phê; Bảo tàng Ama H’Mai – bảo tàng cá nhân lưu giữ các vật dụng mây tre, nhạc cụ dân tộc của các dân tộc Tây nguyên… Đây chính là những tiềm năng văn hoá dồi dào để Đắk Lắk phát triển du lịch văn hoá.
Nơi đây còn là vùng đất của những lễ hội đặc trưng được du khách trong và ngoài nước biết đến như Hội voi, Lễ hội văn hóa cồng chiêng, Lễ cúng bến nước, Lễ bỏ mả… Đặc biệt, Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột đã được công nhận là Lễ hội cấp quốc gia được tổ chức 2 năm một lần.
Cà phê Buôn Ma Thuột và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, năm 2025
a. Cà phê Buôn Ma Thuột: Vùng đất bazan màu mỡ, đậm đà bản sắc các dân tộc Tây Nguyên. Vùng đất nổi tiếng toàn thế giới với cà phê Robusta – loại cà phê Buôn Ma Thuột được bình chọn là cà phê ngon nhất thế giới; thành phố Buôn Ma Thuột là điểm hẹn của người yêu thích cà phê của Việt Nam và thế giới.
Đặc biệt, hình ảnh cà phê là nguồn cảm hứng bất tận của các văn nghệ sĩ. Hàng trăm tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, văn học,… đã viết về loại nông sản này. Với các văn nghệ sĩ, cà phê đồng hành trong sáng tác, sáng tạo tác phẩm; cà phê được mang theo trong những chuyến đi thực tế; cà phê được dành tặng cho văn nghệ sĩ khắp nơi, trong nước hay quốc tế như món quà tinh thần, gắn kết đầy yêu thương.
Đối với người dân Đắk Lắk, cà phê là sự gắn bó cộng đồng, là sự kết nối giữa người trong làng buôn, của nhiều thế hệ trong gia đình. Và ngày nay, cà phê vẫn luôn gắn bó với người trẻ, người già trong công việc, cuộc sống và khát triển sự nghiệp, xã hội.
b. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, năm 2025
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” sẽ diễn ra nhiều hoạt động tôn vinh người trồng cà phê như: Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP; Cuộc thi rang Cà phê đặc sản; Hội nghị kết nối giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm nông sản Việt; Hội trại cà phê; Uống cà phê miễn phí…
Tại Lễ hội sẽ diễn ra hoạt động đến thăm, tặng quà các hộ nông dân trồng cà phê có hoàn cảnh khó khăn để động viên, ghi nhận những đóng góp của nông dân đối với ngành hàng cà phê; từ đó sẽ khuyến khích, động viên nông dân tiếp tục gắn bó và phát triển cây cà phê hơn nữa.
THÔNG TIN VỀ HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐẮK LẮK
Trong nhiều năm qua, định hướng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật của văn nghệ sĩ Hội VHNT Đắk Lắk mong muốn lan toả sự đặc sắc, phong phú của đời sống văn hoá, tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên thông qua tác phẩm văn học nghệ thuật. Qua đó khắc sâu tình yêu, sự tự hào về vùng đất huyền thoại, đậm đà bản sắc đang không ngừng phát triển.
Đặc biệt, nhiều văn nghệ sĩ thuộc Hội VHNT Đắk Lắk say mê sáng tác về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CAO NGUYÊN GỌI GIÓ VÀ LỬA
Khai mạc: Thời gian: Từ 08h00 đến 11h ngày 22/02/2025
Nội dung chính: Mời thưởng thức cà phê Buôn Ma Thuột, Diễn tấu trống H Gor và ky Păh (Tù và) Gọi Giàng - Gọi gió – Đón lửa; Diễn tấu Đing Ktut, múa mời rượu + mời rượu khách quý theo nghi thức thác đổ; Giới thiệu của Chủ tịch Hội VHNT Đắk Lắk về văn học nghệ thuật Đắk Lắk và chương trình tại thành phố Hồ Chí Minh Giới thiệu về Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột; Tặng tác phẩm ảnh nghệ thuật; Giới thiệu về nhạc cụ dân gian, trình diễn và mời đại biểu, khán giả cùng biểu diễn; Chương trình thơ nhạc gồm các ca khúc sáng tác về Tây Nguyên, ca ngợi à phẩm âm nhạc, thơ ca về tình yêu với cà phê Buôn Ma Thuột do các nhạc sĩ Hội VHNT Đắk Lắk sáng tác như: Tây Nguyên ơn Bác đời đời và Ban Mê thành phố trẻ (ST:NS Nguyễn Văn Hạnh), Cà phê giai điệu giọi mời (ST: NS Nguyễn Hương Thành), Tình ca cà phê Lời cây đàn đá và Nhớ Tháng Ba (ST:NS Linh Nga Niê Kdăm); Lên cao nguyên đi anh (thơ Yên Ninh, nhạc: Cố NSUT Quang Dũng); Tiếng Chiêng giao thời (ST: NSUT Y Phôn Ksor); và các trích đoạn thơ về Tây Nguyên của các nhà thơ Lê Vĩnh Tài, Văn Thảnh, Đặng Bá Tiến,…
Trưởng đoàn: Nhà văn Niê Thanh Mai, chủ tịch Hội VHNT Đắk Lắk
Các nghệ sĩ, nhạc sĩ tham gia đoàn và chương trình: Nhạc sĩ Linh Nga Niê Kdăm (Nguyên Chủ tịch Hội); NS Nguyễn Văn Hạnh, nghệ sĩ ưu tú Y Phôn Ksor, Nguyễn Hương Thành; các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian: Nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân (Phó Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội; Nguyên Phó chủ tịch Hội) và nghệ sĩ Nguyễn Trường;
Các ca sĩ, nghệ sĩ: Y Moan Hmok, Dương Thanh Nga, Lê Thắm, Lê Hồng, Ánh Tuyết, Thuỵ Anh,…
Các nghệ sĩ nhiếp ảnh: Lê Quang Khải, Vũ Duy Thương, Nam Phương,
Chương trình giao lưu giữa các văn nghệ sĩ Tây Nguyên với văn nghệ sĩ Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian: từ 20h đến 21h ngày 22/02/2025, Địa điểm: Sân khấu Đường Sách TP HCM
Nội dung: Giao lưu thơ ca giữa văn nghệ sĩ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây và Gia Lai, Đắk Lắk,… Gồm hai phần: Phần 1: Tây Nguyên giữa lòng Thành phố mang tên Bác; Phần 2: Thành phố Buôn Ma Thuột vui Lễ hội Cà phê.
.Triển lãm, trưng bày, giới thiệu
Triển lãm: 50 tác phẩm ảnh nghệ thuật có đề tài sáng tác về cà phê, văn hoá thưởng thức cà phê và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột hàng năm của các nghệ sĩ nhiếp ảnh là Hội viên Hội VHNT Đắk Lắk;10 ký hoạ của hoạ sĩ Mã Vũ Lương chủ đề về phong cảnh thiên nhiên, các địa danh lịch sử của tỉnh Đắk Lắk.
Trưng bày: Nhạc cụ dân gian Tây nguyên, thổ cẩm của một số các dân tộc và các vật dụng rang xay cà phê truyền thống; Tò he và sản phẩm đan móc nghệ thuật; viết tặng chữ Thư pháp,; Giới thiệu về gốm truyền thống dân tộc M’Nông Rlăm và du lịch văn hoá cộng đồng huyện Lắk
Hoạt động cộng đồng: Hướng dẫn sử dụng nhạc cụ dân gian Tây Nguyên, mời đại biểu và du khách tham gia diễn tấu cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc
Các chi tiết khác cần liên hệ:
Nhà văn Niê Thanh Mai – Chủ tịch Hội VHNT Đắk Lắk, Số ĐT: 0935 770092
Nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân - Phó Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật (đạo diễn chương trình dân gian): Số ĐT 0913437091
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0